Trong mỗi người Việt, khái niệm Lễ phục tốt nghiệp là gì,nó là trang phục dành cho cử nhân sau khi tốt nghiệp để vinh danh,Được biết đến đầu tiên là ở nước Úc khi sử dụng cho những vị học thuật tối cao,nhưng ít ai biết rằng nó xuất phát điểm từ truyền thống của hai đại học Oxford và Cambridge ở Anh Quốc.
Trong mỗi Việt, khái niệm LỄ PHỤC TỐT NGHIỆP hay còn gọi với cái tên ÁO TỐT NGHIỆP nó đã dần quen với mỗi chúng ta khi đã trãi qua thời gian ngồi trên ghế nhà trường, một bộ áo thiêng liêng đánh dấu cột mốc của mỗi bậc học, thế nhưng ít ai biết rõ về nó có nguồn gốc từ đâu? Vậy câu trả lời nằm ở đâu, giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Lễ phục tốt nghiệp là gì
Được biết đến đầu tiên là ở nước Úc khi sử dụng cho những vị học thuật tối cao,nhưng ít ai biết rằng nó xuất phát điểm từ truyền thống của hai đại học Oxford và Cambridge ở Anh Quốc
Mọi người hay thấy trong các buổi lễ tốt nghiệp đại học ở phương Tây, các tân cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ mặc áo thụng khá màu mè. Tôi vẫn hay thắc mắc là tại sao họ có nhiều kiểu áo khác nhau, mũ khác nhau, và cái hood (giống như cái túi càn khôn) cũng khác nhau. Tôi thử tìm hiểu thì thấy tất cả các trang phục này có truyền thống rất thú vị …Nếu nói về vấn đề này thì chúng ta phải thắc mắc 2 từ “TẠI SAO”. Tại sao các tân sinh lại mặc
Lễ phục tốt nghiệp là gì
là áo thụng rất nặng nề, rất dầy, và rất thiếu tự nhiên như thế nhỉ? Hoá ra, loại trang phục này có lịch sử từ thế kỉ 12 và có nguồn gốc từ giới thầy tu đạo Công giáo La Mã. Dĩ nhiên, thời đó thì chỉ có nhà thờ mới có quyền mở đại học, và giảng viên là Tu sĩ cũng là các thầy tu, giám mục, v.v. Năm 1321 thì trang phục mà chúng ta mặc ngày nay trở thành chính thống cho giới khoa bảng.
Bộ Áo đầy đủ gồm Áo choàng-túi càn khôn- nón bánh tiêu
Bây giờ chúng ta đi mổ sẻ 2 từ ” Tại sao”
LỄ PHỤC TỐT NGHIỆP
1, Tại sao lại gọi là áo thụng : Bạn cũng biết rồi đó thường thì lễ phát bằng được chọn luôn là thời gian tháng 10 – 11 của năm nhưng bên Châu Âu những tháng này là vào Đông ( Winter) trời rất là lạnh có khi nhiệt độ xuống đến âm độ C, và thời đó thì chưa có máy sưởi như ngày nay, và đó chính là lí do tại sao các thầy phải mặc áo choàng (gown, còn gọi là “cappa clausa”) rất dầy và nặng nề, và phải đeo thêm cả cái hood( túi càn khôn) tức tấm vải đeo sau lưng.
Áo kết hợp với Choàng ( hood) là hai bộ phận tách rời
mỗi màu nó mang một ý nghĩa riêng tùy theo cấp bậc Cử nhân-Thạc sĩ- Tiến sĩ
2, Tại sao áo thụng lại luôn luôn là màu đen?
Lễ phục tốt nghiệp là gì
Màu đen là màu phản ảnh sự nghiêm trang, Trang trọng của giới hàn lâm, tu sĩ những người thời điểm đó được xem là thông thái, là những người am tường sâu rộng để truyền đạt nên mới gọi là bậc thầy (do đó mới có chữ masters).
Tông nền vải chính là màu đen tăng lên độ trang nghiêm
3, Tại sao có bộ lông (fur) trên nón hoặc túi càn khôn (hood)?
Lễ phục tốt nghiệp là gì
Hoá ra, truyền thống này rất nực cười, thời đó các giáo sĩ cao cấp thường được ngồi ở những vị trí tốt nhất, gần lò sưởi, nên họ không cần fur, còn các tu sĩ cấp thấp vì ngồi xa lò sưởi nên phải cần có bộ lông! Đó chính là lí do tại sao sinh viên bậc cử nhân thì hood có bộ lông, còn cấp cao hơn cử nhân thì không có bộ lông! Sau này, người ta thay đổi bộ lông bằng cái viền reng và hình dạng của nón.
Vải Lông được viền 2 bên Hood
Nhưng sau này vì nhu cầu vùng miền nhiệt đới hay ôn đới mà người ta thay chất liệu khác nhau cũng một phần do sự không ngừng sáng tạo của các nhà thiết kế, nên giờ đây có nhiều sự lựa chọn cho bạn về chiếc Hood rời đằng sau
4, Tại sao lại là nón bánh tiêu (Cup)
Lễ phục tốt nghiệp là gì
Phần lớn thời gian đó là người ta sử dụng nón Vành hay còn gọi là nón bánh tiêu ( theo cách gọi kiểu Việt Nam) nó có tên khác là Bonnet, sau này sử dụng cho sinh viên, các tân cử nhân thì là nón hình vuông (mortarboard) dựa vào nền tảng ý tưởng từ cuốn sách mang ý nghĩ trí thức.
Và tại sao lại có cái tua màu vàng trên đầu?
Lễ phục tốt nghiệp là gì
Ý nghĩa của nó được hiểu theo nhiêu nghĩa khác nhau khi nó được du nhập sang các nước khac, như các tu sĩ la mã thì tua màu vàng tượng trưng cho Hoàng Kim là chỉ được đấng tối cao như Vua, Hoàng tử, mới được mang nó, và nó nút thắt ngay giữa 2 đầu nối với nhau tượng trung cho cây thánh giá của tu sĩ xưa, và một vài giả thuyết được các nước du nhập thì lại cho là tua trên nón tượng trung cho cây bút lông hoàng kim, nói nên tầm học thức của người được mang đạt đến cảnh giới của học thuật cao nhất.
Lễ phục tốt nghiệp là gì
Còn rất nhiều đặc điểm khác nữa như huy hiệu trước ngực… tại sao. tại sao …mà tôi chưa thể biết lịch sử và ý nghĩa ra sao. ( nó sẽ được tìm hiểu trong bài viết tới) Chỉ thấy loại trang phục này chỉ dành cho người cấp hiệu trưởng và khoa trưởng mặc.
Lễ phục tốt nghiệp là gì
Mấy năm gần đây Việt Nam cũng có nhiều buổi lễ tốt nghiệp với trang phục giống giống như bên phương Tây. Nhưng cũng chỉ một thập kỷ gần đây nó mới phổ biến đến tất cả mọi người, Nhưng nhớ lại thời điểm nước ta còn phong kiến thì những bộ trang phục truyền thống của trạng nguyên Việt nam vẫn còn tồn tại, chỉ sau chế độ Vua chúa kết thúc thì mới dần du nhập nền văn hóa Phương Tây,
LỄ PHỤC TỐT NGHIỆP
bên VIỆT NAM Áo mỏng và nhẹ, chỉ giống hình thức bên ngoài tương tự, vì khí hậu bên mình là vùng nhiệt đới khí hậu ôn hòa suốt năm, nên nếu áp dụng những chất liệu vải dày và phủ lông thì e rằng người mặc sẽ không chịu nổi vì nóng nực. Nên kiểu dáng có phần hơi khác so với những mẫu bên phương Tây, và thứ 2 cũng chính vì do nhu cầu của người sử dụng về giá thành nên chỉ có thể tương đối, dần dần tự sáng tạo thêm chi tiết, tiết tấu trên nền gốc.
Những kiểu phổ biến nhất Việt Nam tức hợp cái choàng đính liền trên áo, chứ k phải là 2 bộ phận riêng
Đó là một vài sơ lược mà tôi biết được về nguồn gốc xuất xứ cái áo lễ phục từ thuở sơ khai cho tới biến tấu như ngày hôm nay, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu ít nhiều về nó
Áo tốt nghiệp Linh Trang
- Địa chỉ: Số 47, ngõ 401 đường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0973.024.150
- Email: Trangphuctotnghiep@gmail.com
- Zalo: 0973024150